Bạn đã biết cách làm món chả mực ngon chưa?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách làm món chả mực ngon mà không ai cũng biết. và từ nay bạn có thể tự tin vào bếp chuẩn bị những phần chả mực ngon cho mâm cơm gia đình mình mà không cần phải ra ngoài hàng tìm mua rồi đấy!

Tin liên quan:







Cach lam cha muc cuc ngon, ai an cung ghien
Hình minh họa.


Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chả mực thơm ngon này gồm có:
1.   Mực: 500-600g, có thể mua mực ống hoặc mực lá đều được, bạn phải chọn những con mực thật tươi ngon, màu sáng hồng, còn nguyên râu để đảm bảo cho cách làm chả mực ngon đúng chuẩn nhé.
2.   Thịt ba chỉ: 100g.
3.   Tôm sú: 150g.
4.   Hành khô, tỏi: 50g.
5.   Ớt sừng: 5 trái, nếu làm cho các bé yêu ăn thì không cho ớt vào nhé.
6.   Hành lá, rau mùi: 100g.
7.   Chanh tươi:  1/2  trái.
8.   Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, tiêu bột.
Tìm hiểu thêm về:

Sơ chế nguyên liệu cho cách làm chả mực như sau:
– Đối với mực, sau khi mua về, bạn hãy làm sạch, sau đó, hãy lấy bỏ phần xương sống, mắt mực, túi mực, và lột nhẹ lớp màng bên ngoài, rồi rửa lại 1 lần nữa với nước có pha chút muối rồi dùng giấy thấm dầu thấm khô, thái con chì là được.
– Đối với tôm sú, bạn hãy lột vỏ, sau đó rửa sạch, rồi tiến hành rút bỏ đường chỉ đen trên sóng lưng của những con tôm sú rồi hãy để ra rổ cho ráo nước rồi thấm khô.
– Với nguyên liệu là thịt ba chỉ: bạn hãy cắt bỏ phần da, rửa sạch rồi sau đó vớt ra rổ để ráo, thấm khô, thái thành những miếng nhỏm là được.
– Một số nguyên liệu như gia vị, các loại rau, bạn cũng tiến hành sơ chế như sau:
-      Với hành khô, tỏi: bạn hãy làm sạch sau đó băm nhỏ chúng ra và để vào bát nhỏ.
– Hành lá, rau mùi: Bạn hãy tiến hành nhặt và rửa sạch hành lá, rau mùi, sau dó để ra rôt cho ráo nước và thái nhỏ.
– Với ớt sừng: Bạn hãy bỏ cuống, rửa sạch, 2 trái thái lát, 3 trái để nguyên.
– Chanh tươi: bạn cắt ra, vắt lấy nước cốt.
Cách làm chả mực được thực hiện lần lượt qua các bước sau đây:
Bước 1- Bước đầu tiên là khâu ướp nguyên liệu làm chả mực cho món ăn có hương vị thơm ngon, vừa miệng.
Đầu tiên, bạn hãy cho các nguyên liệu đã được xử lý trên đây gồm: mực, thịt ba chỉ, tôm, hành khô, tỏi, hành lá, rau mùi, 1,5 thìa hạt nêm, 1,5 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu vào chung với nhau, và đảo đều lên là được.
Bước 2- Đây là bước bạn có thể tiến hành làm chả mực:
– Cách 1: Nếu có cối đá, bạn hãy để cho hỗn hợp ngấm gia vị trong khoảng thời gian tầm 1 tiếng và cho vào cối đá, giã nhuyễn hỗn hợp này trong cối, rồi sau đó hãy quết vào nhau để món chả mực ngon, giòn, dai, hấp dẫn hơn
– Cách 2: Nếu bạn không có cối đá và muốn làm nhanh hơn. Bạn có thể tiến hành theo cách này: hãy tiến hành cho hỗn hợp các nguyên liệu đã ướp gia vị vào ngăn đông tủ lạnh 3 tiếng, sau đó, bạn hãy lấy ra cho vào máy xay sinh tố tiến hành xay nhuyễn, rồi cho vào tô lớn, dùng thìa lớn quết đều nhiều lần là bạn sẽ có món chả mực giòn dai như ý.
Bước 3: Chiên chả mực:
– Bạn hãy dùng tay có thấm ít dầu ăn, tiến hành chia chả mực đã chuẩn bị ra thành nhiều phần bằng nhau, sau đó hãy nặn chả mực theo hình thù bạn yêu thích, khi dầu ăn nóng lên, bạn hãy cho chả mực vào chảo, chú ý, hãy đảm bảo lượng dầu vừa đủ sao cho khi chiên ngập miếng chả mực. Trong quá trình chiên, hãy vặn nhỏ lửa để miến chả mực chín vàng đều, thơm ngon hấp dẫn nhé. Sau một lúc, khi thấy từng miếng chả mực trong nồi đã vàng rộm, dậy mùi thơm, lúc này, bạn hãy cho chả mực ra đĩa có giấy thấm dầu rồi mới bày ra đĩa, có thể trang trí thêm cà chua tỉa hoa tròn, rau mùi, dưa leo thái lát sao cho đẹp mắt nhé.
Bước 4: Làm nước mắm chanh tỏi ăn kèm chả mực:
Bạn hãy cho vào cối các nguyên liệu gồm: 3 trái ớt, 5 múi tỏi, 1 thìa đường rồi tiến hành giã thật nhuyễn hỗn hợp này, sau đó hãy múc ra bát, trộn đều với 3 thìa nước mắm nguyên chất, khuấy tan lên, và sau đó cho thêm 1 thìa nước cốt chanh nữa là bạn đã hoàn thành xong cách làm nước chấm ăn kèm với chả mực vô cùng thơm ngon rồi đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với công thức nấu ăn mà Phụ Nữ News chia sẻ trên đấy nhé.
Xuân Phúc
Tag: công thức chả mực, cách làm chả mực quảng ninh, cách làm chả mực hải phòng, mực mai, chả mực bao nhiêu tiền 1kg, giá chả mực, chả mực nấu với gì, làm chả mực cho bột gì
Read more…

Bạn sẽ biết tác hại của xúc xích sau khi xem xong bài này

Bài viết nói về những tác hại của xúc xích, sau khi xem xong bạn sẽ biết đươc Nitrite là gì? Và mối liên hệ giữa nitrite và xúc xích ra sao.

Việc cho trẻ ăn nhiều xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn là nguyên nhân dẫn đến thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp, ung thư.



Xúc xích hay những món ăn từ thịt đỏ rất được ưa chuộng. Nhưng theo các chuyên gia, việc ăn một cái xúc xích mỗi ngày vô cùng gây hại cho trẻ. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, và các loại ung thư…



Các nhà khoa học cảnh báo tác hại của Nitrite 

Trước những nguy hại tiềm ẩn của chất bảo quản Nitrite đối với sức khoẻ con người, các chuyên gia và nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu, để tìm ra chứng cứ và mức độ gây hại của Nitrite trong xúc xích và các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt như dăm bông, lạp xưởng, thịt xông khói…

Theo IARC - Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về Ung thư thì hàm lượng Nitrite chấp nhận hàng ngày của người trưởng thành là 0.5-5mg trên mỗi kg thể trọng (trừ trẻ em dưới 1 tuổi). Nếu vượt ra khỏi ngưỡng này thì khả năng bị ngộ độc là rất cao(1). Trong khi đó, nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard (Harvard School of Public Health) khuyến cáo ăn sản phẩm thịt chế biến sẵn chứa nhiều Nitrite làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 42% và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là 19%(2)

Trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ Nitrite là gì cũng như tác hại của Nitrite, nên bên cạnh việc khuyến nghị và phổ cập thông tin, vài năm gần đây, các nước phát triển ở châu Âu như Hà Lan, Pháp, Đức… đã bắt đầu sử dụng Nisin - một chất kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên trong chế biến thực phẩm, thay vì sử dụng các chất bảo quản có nhiều nguy cơ gây hại như Nitrite. Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Thế giới (gọi tắt là FAO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (gọi tắt là FDA, Mỹ) đã công nhận Nisin là một phụ gia thực phẩm an toàn. Để tìm hiểu thêm vui lòng click vào đọc thêm ở đây"

Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh vẫn coi xúc xích là món ăn nhẹ, tiện lợi. Vì món này được nhiều trẻ yêu thích, không cần phải ép ăn, cha mẹ vẫn thường dùng để thay thế bữa ăn chơi, ăn nhanh, hoặc ăn thêm ngoài bữa ăn chính.

Theo các chuyên gia, xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.

Nhung tiet lo dang so ve tac hai cua xuc xich voi suc khoe hinh anh 1
Xúc xích là món ăn nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều xúc xích (cũng như các thực phẩm chế biến sẵn), sẽ dẫn đến tình trạng thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư... hay rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Trong các thành phần của xúc xích có thịt tự nhiên, mỡ động vật, da và thịt gia cầm. Phần còn lại là nhũ của chất đạm và chất béo, các chất ổn định đạm cũng cũng như dầu thực vật và nước và một phần là tinh bột và bột mì.

Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Dưới đây là những lý do bạn nên ngừng ăn xúc xích.

Chứa nhiều chất béo

Nhiều người thích ăn xúc xích trong những bữa ăn hàng ngày để bổ sung protein, nhưng thực tế hàm lượng protein trong xúc xích rất thấp, lại chứa nhiều các chất béo bão hòa. 100 g xúc xích tương đương 290 calo và chứa đến 26 g chất béo.

Lượng chất béo này chiếm đến 40% nhu cầu chất béo của cơ thể trong 1 ngày. Nếu ăn nhiều xúc xích, bạn sẽ bị thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp...

Chứa nhiều muối

Một cây xúc xích chứa 600 mg natri, bằng gần một nửa lượng muối khuyến cáo ăn hàng ngày. Lượng muối quá nhiều kết hợp với sự mất cân đối giữa muối natri và muối kali khiến có thể gây ra những tác hại tới sức khỏe nhưhuyết áp cao, bệnh tim mạch, thừa muối dẫn đến bị phù, trữ nước trong cơ thể.

Gây ung thư

Trong xúc xích còn có chứa muối nitrate dùng để bảo quản thực phẩm. Muối này khi vào cơ thể, dưới tác dụng của các men tiêu hóa, tham gia phản ứng ôxy hóa khử ở dạ dày và đường ruột, sinh ra chất nitrite.

Nitrite có tác dụng ôxy hóa hemoglobin của hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, thiếu máu, ung thư, thậm chí gây tử vong cho người dùng. Trẻ em, nếu ăn nhiều thực phẩm có chứa nitrate dễ bị nhiễm độc dẫn đến cơ thể xanh xao, ốm yếu, khó thở.

Làm từ thịt công nghiệp

Để giảm giá thành sản phẩm, nhà sản xuất phải sử dụng động vật nuôi công nghiệp, thậm chí là thịt bẩn để làm xúc xích. Loại thịt này có chứa cả kháng sinh, hormone kích thích tăng trưởng, hóa chất có thể gây hậu quả rất lớn cho sức khỏe như làm cơ thể kháng kháng sinh, dậy thì sớm...
Read more…

Những nguy hại của Nitrite theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng

SKĐS - Thông tin về tác hại của Nitrite cũng như nguy cơ gây ung thư tiềm ẩn của chất bảo quản này trong thực phẩm chế biến sẵn khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã có những chia sẻ cụ thể, rõ ràng, xoay quanh thông tin này.
Xin Phó giáo sư giải thích cụ thể Nitrite là chất gì?
Nitrite còn gọi là “muối diêm” vì có tinh thể giống muối ăn thông thường, được sử dụng khá phổ biến để làm chất bảo quản trong sản xuất các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ và môi trường thuận lợi, Nitrite có thể biến đổi thành một dạng muối gọi là Nitrate. Cả Nitrite và Nitrate đều tự phát sinh trong tự nhiên, có trong rau củ, thực phẩm,…nhưng với một hàm lượng không đáng kể.

Mặt có lợi của chất bảo quản Nitrite là khả năng ức chế sự sinh sôi phát triển vi khuẩn có trong thịt, giữ cho thịt chậm ôi, từ đó ngăn chặn các tình trạng ngộ độc thực phẩm ở người. Ngoài ra, khi Nitrite kết hợp với myoglobin (một loại sắc tố góp phần tạo nên màu sắc cho thịt) sẽ tạo thành nitrosomyoglobin - một hợp chất có màu đỏ tươi có khả năng giữ cho thịt có màu sắc bắt mắt dù đã qua chế biến ở nhiệt độ cao, hơn nữa còn giúp gia tăng hương vị đặc biệt ở thịt.

Chính vì điều này, Nitrite được sử dụng khá phổ biến để bảo quản các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…Nếu chúng ta để ý sẽ thấy chất bảo quản Nitrite và Nitrate thường xuất hiện với mã số quen thuộc E249 và E251 trên bao bì sản phẩm.

Nitrite còn gọi là muối diêm, là chất bảo quản thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chỉ nên sử dụng với hàm lượng cho phép.

Là một chất bảo quản, có hay không những tác hại của Nitrite đối với sức khoẻ con người thưa phó giáo sư?
Không thể phủ nhận tính hiệu quả của Nitrite trong việc bảo quản thịt, ngăn chặn sự hình thành các vi khuẩn, trực khuẩn gây ngộ độc. Tuy nhiên, nếu dung nạp Nitrite quá hàm lượng cho phép (hàm lượng cho phép dao động từ 60-150mg/kg sản phẩm chế biến sẵn) và với tần suất thường xuyên sẽ gây ra các tác hại cho sức khoẻ. Cụ thể, khi Nitrite tiếp xúc với các axit amin trong thịt, sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có thể phá hỏng DNA, liên quan với khả năng tăng bạch cầu cấp tính và các nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tuỵ, trực tràng, dạ dày.

Vậy trong ăn uống hàng ngày, hàm lượng Nitrite dung nạp vào cơ thể như thế nào sẽ gây ra những tác hại cho sức khoẻ?

Theo IARC – Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về Ung thư thì hàm lượng Nitrite chấp nhận hàng ngày của người trưởng thành là 0.5-5mg trên mỗi kg thể trọng([1]) (trừ trẻ em dưới 1 tuổi). Nếu vượt ra khỏi ngưỡng này thì khả năng bị ngộ độc là rất cao. Chính vì những mối nguy tiềm ẩn cho sức khoẻ, vài năm gần đây, các nước phát triển đã bắt đầu sử dụng Nisin – một chất kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên trong chế biến thực phẩm, thay vì sử dụng các chất bảo quản có nhiều nguy cơ gây hại như Nitrite. Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Thế giới (gọi tắt là FAO) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (gọi tắt là FDA, Mỹ) đã công nhận Nisin là một phụ gia thực phẩm an toàn([2])([3]). Chất kháng khuẩn Nisin được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi ở các nước tiên tiến như Hà Lan, Pháp, Đức, Đan Mạch, Anh…và nhiều quốc gia Châu Âu nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Lời khuyên của phó giáo sư dành cho người tiêu dùng trong việc kiểm soát hàm lượng Nitrite trong ăn uống?
Trên thực tế chúng ta rất khó kiểm soát vì Nitrite là một thành phần có trong tự nhiên. Chẳng hạn như trong các loại rau như rau diếp (xà lách) hay rau bó xôi (rau chân vịt) thường có nồng độ Nitrite cao hơn các loại rau khác. Do đó, việc ước lượng chính xác hàm lượng Nitrite dung nạp vào cơ thể hàng ngày là rất khó. Trong khi đó, thực đơn ăn uống của các gia đình thường phong phú và có sự hiện diện của rau, củ, quả, thịt và những món ăn chế biến sẵn như dăm bông, thịt hun khói, pa tê, xúc xích - món khoái khẩu của nhiều người, nhất là trẻ em. Cách tốt nhất là nên đọc kỹ bao bì sản phẩm, lựa chọn những sản phẩm không chứa chất bảo quản Nitrite hoặc chọn sản phẩm chế biến sẵn có nồng độ Nitrite rất thấp, cũng như giảm tần suất tiêu thụ chúng.
Hoàng Lan
Read more…